CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC NHIỄM MẶN

xử lý nước nhiễm mặn

CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC NHIỄM MẶN HAY CÒN GỌI LÀ KHỬ MUỐI VÀ KHỬ MẶN

CÁC PHƯƠNG PHÁP KHỬ MUỐI VÀ KHỬ MẶN

Giảm hàm lượng muối hòa tan trong nước đến hàm lượng cho phép đối với nước ăn uống gọi là khử mặn.

Giảm hàm lượng muối hòa tan trong nước đến nồng độ bằng một vài mg hoặc thấp hơn gọi là khử muối.

  • Khử mặn dùng các phương pháp sau: Chưng cất, đóng băng, điện phân. Lọc qua màng bán thấm, trao đổi ion.
  • Khử muối dùng các phương pháp sau: Chưng cất trong các thiết bị bốc hơi, trao đổi ion. Điện phân trong chậu điện giải nhiều ngăn. Lọc qua màng thẩm thấu ngược.

Khi chọn phương pháp khử mặn và khử muối cần phải tính đến: hàm lượng muối của nước nguồn. Công suất yêu cầu của trạm khử muối hay khử mặn. Chi phí nhiên liệu đốt, chi phí điện năng và chi phí các hóa chất và vật liệu cần thiết.

Trong thực tế, thường gặp các trường hợp khử mặn đối với nguồn nước có hàm lượng muối từ 2000 – 35,000 mg/l.

Khi hàm lượng muối trong nước nguồn dưới 2000 – 3000 mg/l. Hiệu quả kinh tế nhất là dùng phương pháp trao đổi ion.

Khi hàm lượng muối từ 3000 – 10,000 mg/l dùng phương pháp điện phân là kinh tế nhất.

Nếu cần phải khử mặn ở nước biển có hàm lượng muối từ 10,000 – 35,000 mg/l. Dùng phương pháp chưng cất hay phương pháp làm đóng băng hoặc lọc qua màng bán thấm.

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ màng bán thấm. Việc xử lý nước nhiễm mặn hầu như được giải quyết dễ dàng hơn. Các loại màng bán thấm (RO) phục vụ cho việc khử muối và khử mặn được thương mại hóa và sẵn có trên thị trường.

Tùy vào mục đính xử lý, chúng ta có thể lựa chọn các loại màng RO có tốc độ xử lý nhanh, tuổi thọ dài. Chi phí đầu tư thấp hơn các phương pháp xử lý khác.

Leave Comments

0986 978 499
0986978499