XỬ LÝ NƯỚC CẤP SINH HOẠT
Để xây dựng hệ thống xử lý nước cấp sinh hoạt. Chúng ta cần biết tính chất và các chỉ tiêu về chất lượng nước.
Chất lượng nước thiên nhiên có thể được phân loại và đánh giá theo các chỉ tiêu sau:
- Các chỉ tiêu lý học
- Các chỉ tiêu hóa học
- Các chỉ tiêu vi sinh
Để thu được các chỉ tiêu chất lượng về lý hóa. Khi phân tích phản ánh đúng chất lượng của nguồn cấp nước. Điều quan trọng là phải tuân thủ các quy tắc lấy mẫu nước, bảo quản và vận chuyển.
- Đối với nguồn nước mặt (nước sông hồ):
- Mẫu nước phải lấy ở chiều sâu đặt miệng thu nước.
- Và phải lấy không ít hơn 4 mẫu theo các mùa trong năm (mực nước tại sông hồ lúc cao nhất và thấp nhất)
- Đối với các hồ chứa nước lớn, còn phải lấy mẫu ngay sau thời kỳ mưa gió gây ra sóng lớn.
- Đối với các cửa sông, phải lấy mẫu trong các đợt thủy triều dâng.
- Đối với nước ngầm không có áp lực:
- Số mẫu phân tích theo mùa không ít hơn 4 lần.
- Đặc biệt là mẫu phân tích ngay sau những đợt mưa lớn và kéo dài.
- Đối với nước ngầm áp lực (các giếng sâu):
- Số mẫu cần thiết không ít hơn 2 mẫu, thời gian lấy mẫu cách nhau 24 giờ trở lên.
- Trước khi lấy mẫu phải bơm liên tục 12 giờ với lưu lượng lớn hơn hoặc bằng 30% lưu lượng định khai thác.
Khi đưa mẫu nước về phòng thí nghiệm để phân tích. Phải kèm theo tờ ghi địa điểm, ngày giờ lấy mẫu, nhiệt độ nước nguồn, và điều kiện khí hậu trong vòng 10 ngày trước ngày lấy mẫu.
Để phân tích toàn phần nước, phải lấy mẫu với thể tích 5 lít.
Hàm lượng một số thành phần trong nước cần xác định ngay tại chỗ. Cụ thể là: khí CO2, ion sắt hóa trị II, hóa trị III, pH, O2, và H2S. Các chỉ tiêu còn lại có thể xác định trong phòng thí nghiệm ngay trong ngày lấy mẫu. Nếu không thực hiện được thì phải giữ mẫu trong tủ lạnh. Nhưng không quá 72 giờ đối với nguồn nước sạch, và 48 giờ đối với nguồn nước bị nhiễm bẩn.
Bài viết được đúc rút từ tài liệu xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp và những kinh nghiệm trong nghề xử lý nước của chúng tôi.